Toàn bộ về chiến lược sản xuất Agile trong 3 phút

Đại dịch Covid-19 và sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khắc nghiệt đòi hỏi tổ chức tìm kiếm những cách thức hoạt động mới trong sản xuất, với ưu tiên hàng đầu là Ngoài ra, các nhà máy phải đáp ứng với nhu cầu thay đổi của khách hàng và đối phó với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng trong khi vẫn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Đây cũng là lúc sản xuất Agile phát huy ưu điểm của mình.

Sản xuất Agile là gì?

Sản xuất Agile (Agile Manufacturing- sản xuất nhanh, sản xuất linh hoạt) là một phương pháp sản xuất thiết kế/điều chỉnh các quy trình và sử dụng công cụ/giải pháp cho phép các công ty phản ứng nhanh chóng  và linh hoạt với những thay đổi của thị trường mà không làm tăng chi phí hoặc giảm chất lượng sản phẩm.

Sản xuất Agile bao gồm 4 yếu tố chính:

  1. Thiết kế sản phẩm theo mô-đun: Mô hình phát triển Agile thúc đẩy sự thay đổi và khả năng thích ứng nhanh hơn. Khi sản phẩm được chế tạo theo kiểu mô-đun, tổ chức sẽ dễ dàng và linh hoạt tùy chỉnh sản phẩm tùy theo nhu cầu của thị trường.
  2. Công nghệ thông tin: Sản xuất nhanh thường bao gồm việc sử dụng các giải pháp IT, đặc biệt là nhằm cải thiện giao tiếp nội bộ và bên ngoài. Về cơ bản, đây là việc chuyển dữ liệu thông tin sản xuất trong công ty để đảm bảo mọi nhân viên, mọi máy móc và thiết bị hoạt động chính xác.
  3. Đối tác công ty: Các chiến lược sản xuất Agile nhấn mạnh vào việc tạo ra các hợp tác và liên doanh ngắn hạn nhằm cải thiện thời gian tiếp thị cho các phân khúc sản phẩm hoặc đáp ứng các yêu cầu sản xuất linh hoạt
  4. Văn hóa Tri thức: Cuối cùng, sản xuất Agile phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của toàn bộ tổ chức. Điều này đảm bảo các nhà sản xuất Agile tham gia vào việc chuẩn bị nhân công để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi nhanh chóng.

Mối liên hệ giữa sản xuất Agile và các giải pháp IT

Mặc dù thuật ngữ này đã được sử dụng vào đầu những năm 1990, sản xuất Agile chỉ thực trở nên phổ biến từ sau những năm 2000s. Lý do là nó liên quan sâu sắc đến công nghệ thông tin/giải pháp IT và hệ thống ERP / MRP là trọng tâm của phương pháp này. Cho đến 10 năm trước, phần mềm này chỉ có sẵn cho các công ty lớn, vì nó rất đắt tiền, yêu cầu đào tạo sâu rộng cũng như sự tiếp cận công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà sản xuất ở mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ các hệ thống dựa trên đám mây đa dụng và tiết kiệm, mang lại cho họ cơ hội bắt tay vào con đường sản xuất linh hoạt.

Tuy nhiên, việc chỉ thiết lập một hệ thống ERP / MRP không làm cho một công ty trở nên “linh hoạt”. Thay vào đó, họ phải thay đổi các quy trình cơ bản của mình, trước tiên để phù hợp với phần mềm và sau đó là ưu tiên chất lượng sản phẩm, sản xuất và dịch vụ, đồng thời điều kiện cho sự đổi mới. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các dữ liệu từ sản xuất và cả khách hàng phải được thu thập, phân tích và đưa vào sử dụng thực tế.

Việc sử dụng các giải pháp IT để thực hiện chiến lược sản xuất Agile có 3 đặc điểm chính:

Thiết kế linh hoạt

Trong sản xuất nhanh Agile, các sản phẩm được thiết kế lặp đi lặp lại, có tính đến các yêu cầu của khách hàng và phản hồi từ hệ thống cũng như từ người quản lý. Sau đó, sản phẩm được tinh chỉnh để phù hợp với yêu cầu và quá trình cứ thế tiếp tục lặp lại, v.v. 

Mặc dù quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn so với thiết kế sản phẩm bình thường, nhưng chu kỳ cải tiến liên tục có thể làm tăng đáng kể chất lượng tổng thể của sản phẩm. Tất nhiên, thời gian của quá trình này phụ thuộc nhiều vào độ phức tạp của sản phẩm. Hơn nữa, in 3D có thể được sử dụng để giảm thời gian thiết kế và phát triển mẫu.

Lập kế hoạch linh hoạt

Đây là lúc hệ thống ERP / MRP  phát huy tác dụng. Khi sản phẩm đã được thiết kế và khả năng sản xuất được xác nhận, danh sách các bộ phận và quy trình sản xuất (định tuyến) của sản phẩm sẽ được lưu trữ trong phần mềm. Khi một đơn đặt hàng của khách hàng được nhập vào hệ thống, nó sẽ xác định các yêu cầu về nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, thời gian giao hàng và thời gian tốt nhất để bắt đầu sản xuất, đồng thời tính đến mức tồn kho, sự sẵn sàng của nhân viên, thời gian giao hàng của nhà cung cấp, v.v. 

Trong trường hợp nhà cung cấp giao nguyên vật liệu trễ, hệ thống có thể sử dụng phản hồi này để sắp xếp lại lịch trình sản xuất cũng như các lead time khác cung cấp cho các đơn đặt hàng của khách hàng. Tất cả những điều này sẽ cung cấp cho các nhà sản xuất lịch trình sản xuất và tìm nguồn cung ứng được kết hợp chặt chẽ, giảm thời gian giao hàng và tăng tính linh hoạt, làm cho hoạt động kinh doanh nhanh nhẹn hơn.

Sản xuất linh hoạt

Mặc dù hầu hết các công ty sản xuất linh hoạt tiên tiến đều tích hợp các hệ thống tự động nhưvà rô bốt vào quy trình của mình, sản xuất Agile cũng có thể thực hiện được mà không cần tự động hóa quy mô lớn. Thay vì để AI xác định các phương pháp tối ưu nhất, các công ty có thể theo dõi thủ công quy trình của mình, chẩn đoán sự cố và thực hiện tối ưu hóa. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng ) thu thập phản hồi sản xuất từ nhà máy, phân tích và sau đó đưa ra các số liệu thống kê và thông tin chi tiết cho phép cải tiến quy trình liên tục.

Quy trình sản xuất cũng có thể được tối ưu hóa và thực hiện nhanh hơn thông qua các biện pháp đào tạo tốt hơn và nhất quán hơn. Một số hệ thống ERP / MRP cũng cho phép hướng dẫn công việc kỹ thuật số theo đơn đặt hàng sản xuất và máy trạm, có thể tăng tốc độ học tập.

Lợi ích của sản xuất Agile

Với một hệ thống sản xuất Agile, bạn có thể chuyển đổi các quy trình hoạt động truyền thống thành quy trình sản xuất linh hoạt và tạo ra một nhà máy sản xuất được kết nối. Dưới đây là một số lợi ích của sản xuất Agile trong quản lý một nhà máy sản xuất:

  • Thiết kế Sản phẩm Tập trung vào Khách hàng: Khi thị trường ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi và yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm ngày càng cao. Agile giúp các nhà sản xuất tạo ra hàng hóa phù hợp với người tiêu dùng một cách linh hoạt với chi phí thấp và chất lượng được bảo đảm.
  • Giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động: Một số quy trình sản xuất sử dụng các hệ thống điện tử (như bo mạch Andon tĩnh) để phát hiện và đưa ra cảnh báo khi máy móc ngừng hoạt động. Tuy nhiên, sản xuất Agile có thể ứng dụng các giải pháp hiện đại như MES, ERP,… để cảnh báo người vận hành trong thời gian thực trong trường hợp máy ngừng hoạt động, qua đó giúp nhà máy kịp thời phát hiện và sửa chữa.
  • Quản lý kho hàng hiệu quả: Agile thực hiện các quy trình quản lý nguyên liệu hiệu quả trong thời gian thực bằng cách gửi yêu cầu nguyên liệu từ hệ thống ERP, MRP, MES,.. và sau đó thông báo đến người quản lý qua các thiết bị như PC, ứng dụng smartphone,…Tóm lại, sản xuất Agile sẽ giúp tổ chức thực hiện các chức năng quản lý một cách hiệu quả, với năng suất cao hơn và giảm thiểu sự can thiệp của nhân viên.
  • Chi phí hợp lý: Với tất cả các lợi ích ở trên, doanh nghiệp chắc chắn sẽ tiết kiệm được đáng kể các chi phí liên quan, qua đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đối với công ty, một hệ thống sản xuất linh hoạt Agile giúp tăng sản lượng của nhà máy, sử dụng lực lượng lao động tốt hơn, hoạt động linh hoạt, giảm chi phí sản xuất và tăng sự hài lòng của khách hàng. Các công ty có thể sản xuất nhiều hơn với chi phí giảm:

  • Tăng sản lượng của nhà máy bằng cách cải thiện năng suất và OEE
  • Sử dụng lực lượng lao động tốt hơn bằng cách điều phối công việc dựa trên kỹ năng và đào tạo trong công việc
  • Tăng tính linh hoạt trong vận hành bằng cách giảm kích thước lô hàng, thay đổi thời gian chờ và thay đổi
  • Giảm chi phí sản xuất nhờ ít WIP và hàng tồn kho hơn
  • Tăng sự hài lòng của khách hàng bằng cách cải thiện chất lượng và tuân thủ lịch trình

Đối với nhân viên, việc tham gia vào sản xuất Agile cũng cho họ một cơ hội để phát triển hơn nữa bản thân. Việc trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống Lực lượng lao động kết nối (Connected Workforce), sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, sự phối hợp tự động và linh hoạt của các nhiệm vụ cho phép làm việc trong các nhóm lớn hơn và đa dạng hơn.

nhà máy kết nối với chiến lược agile
Với một hệ thống sản xuất Agile, bạn có thể chuyển đổi các quy trình hoạt động truyền thống thành quy trình sản xuất linh hoạt và tạo ra một nhà máy sản xuất được kết nối

Lean vs Agile: Điểm tương đồng và khác biệt

Điểm giống nhau giữa Lean và Agile

Lean được xem là tiền thân của Agile. Về cốt lõi, sản xuất Agile tương tự như sản xuất tinh gọn Lean ở chỗ cả hai mô hình sản xuất đều được thiết kế để tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và gia tăng giá trị. Nói về chi phí, cả Lean và Agile đều được ứng dụng để giải các bài toán liên quan đến việc tối ưu các quy trình sản xuất để tránh lãng phí và gây tổn thất cho công ty. Ngoài ra, việc tiết kiệm chi phí cũng làm tăng giá trị và nâng cao khả năng cạnh tranh cho tổ chức.

Một điểm tương đồng khác là cả hai đều dựa nhiều vào thống kê, dự báo và lập kế hoạch chủ động. Giống như bất kỳ thay đổi nào trong hoạt động, bạn càng có nhiều thông tin và dữ liệu đó càng chính xác – thì kết quả sẽ càng tốt hơn. Trong trường hợp cụ thể, nhiều nhà sản xuất sử dụng các công cụ CRM, ERP, MES,.. để phân tích quy trình sản xuất và đưa ra các quyết định dựa trên các dữ liệu đó.

Sự khác biệt giữa Lean và Agile

Sự khác biệt nổi bật giữa hai phương pháp luận có liên quan đến triết lý cốt lõi của chúng. Ví dụ, Lean là đề cao việc loại bỏ lãng phí và nhấn mạnh một cách tiếp cận tối giản để đạt được mục tiêu theo yêu cầu của nhà sản xuất đề ra.

Ngược lại, Agile phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác chéo. Hợp tác là điểm chính của phương pháp Agile giữa các đối tác kinh doanh, nhà phát triển, người dùng cuối và hầu hết mọi nhân viên có liên quan. 

Bên cạnh đó, mỗi quy trình Lean và Agile đều mang lại những lợi ích khác nhau (mặc dù ngày nay cả 2 đều có thể đáp ứng các lợi ích này). Sản xuất tinh gọn giúp tăng lợi nhuận và giảm lãng phí bằng cách cắt giảm chi phí, trong khi sản xuất nhanh tăng doanh thu bằng cách sẵn sàng phục vụ một loạt các nhu cầu thay đổi bất ngờ.

Không phải ngẫu nhiên mà Lean Management ra đời trong lĩnh vực công nghiệp với mục đích làm cho hệ thống sản xuất trở nên hiệu quả hơn, trong khi phương pháp luận Agile ra đời trong môi trường sáng tạo và phát triển phần mềm. Tuy vậy, dần dần cả Agile và Lean đều được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất.

Leagile – sự kết hợp giữa Lean và Agile

Nếu bạn phân vân giữa 2 phương pháp thí thực tế trên thị trường đã xuất hiện thuật ngữ quy trình Leagile – sự kết hợp giữa Lean và Agile. Quá trình này sử dụng một số yếu tố của tinh gọn và một số yếu tố linh hoạt và tích hợp thành một quy trình hiệu quả có thể được áp dụng trong nhiều ngành sản xuất – bao gồm cả chuỗi cung ứng. Nhìn chung, có ba giai đoạn để sản xuất Leagile:

  • Áp dụng khả năng sản xuất linh hoạt Agile để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thay đổi bất ngờ
  • Tạo nhiều chương trình sản xuất có thể được áp dụng mà không cần loại bỏ quá nhiều thiết bị hoặc loại bỏ tài nguyên khỏi quy trình 
  • Thiết lập lịch trình sản xuất sơ bộ dựa trên dữ liệu dự báo – sau đó kích hoạt quy trình sản xuất tự động khi có yêu cầu

Kết luận

Sản xuất Agile là giải pháp hiệu quả cho các công ty sản xuất trong môi trường cạnh tranh cao, nơi ngay cả sự khác biệt nhỏ nhất về chất lượng, giá cả hoặc dịch vụ cũng có thể quyết định đến vị trí, sự tồn tại và phát triển của công ty. Với những lợi ích của mình, việc áp dụng chiến lược sản xuất linh hoạt hoàn toàn là một ý tưởng hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19, nơi đề cao tính hiệu quả ở cả sản xuất và kinh doanh.

Giải pháp trí tuệ nhân tạo Mô-đun tăng tốc Edge AI VEGA-320-01A1

Giải pháp bảng hiệu kỹ thuật số đa màn hình DS-780GB-U4A1E

Tìm hiểu về máy tính công nghiệp nhỏ gọn BECKHOFF C6930 là máy gì?

Tìm hiểu về máy tính công nghiệp nhỏ gọn BECKHOFF C6925 có nên dùng?

Máy tính công nghiệp Omron NY532-1300-011445700

Máy tính công nghiệp Omron NY532-1400-011443600

Đại dịch Covid-19 và sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khắc nghiệt đòi hỏi tổ chức tìm kiếm những cách thức hoạt động mới trong sản xuất, với ưu tiên hàng đầu là Ngoài ra, các nhà máy phải đáp ứng với nhu cầu thay đổi của khách hàng và đối phó với [...][Collection]

Comments

Popular posts from this blog

Dây chuyền sản xuất là gì? Tìm hiểu & Phân loại dây chuyền sản xuất

Cảm biến từ là gì? Cấu tạo, Phân loại và Ứng dụng