Posts

Showing posts from October, 2023

Xuất lượng Throughput là gì? Công thức tính Throughput

Image
Throughput là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp theo dõi thời gian hoàn thành sản phẩm. Cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, hay có bât kỳ tắc nghẽn tiềm ẩn nào trong quá trình sản xuất. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về Throughput là gì và cách tối ưu Throughput/ xuất lượng một cách hiệu quả qua bài viết sau. 1. Throughput là gì? Xuất lượng  Throughput  là khái niệm đo lường số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà một công ty có thể sản xuất và giao cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Thuật ngữ này thường được áp dụng để đánh giá công suất của một nhà máy trong một đơn vị thời gian và tốc độ sản xuất của một đơn vị sản phẩm. Throughput là gì? Doanh nghiệp với mức xuất lượng cao thường có thể tăng lợi nhuận và chiếm thị phần lớn hơn, bởi vì điều này cho thấy rằng họ có năng lực sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. 2. Throughput Time là gì? Thời gian xuất lượng (Throughput time – TPT) là một chỉ số quản lý quan trọ

Dây chuyền sản xuất là gì? Tìm hiểu & Phân loại dây chuyền sản xuất

Image
Công nghệ càng phát triển, việc ứng dụng các máy móc tự động vào sản xuất càng nhiều. Các mô hình dây chuyền sản xuất giúp các nhà kinh doanh tiết kiệm nhiều chi phí, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cùng IPC247 tìm hiểu các dây chuyền sản xuất là gì và chúng đã đem lại những tiện ích như thế nào qua bài viết sau đây. 1. Dây chuyền sản xuất là gì? Dây chuyền sản xuất là tập hợp các hoạt động theo tuần tự được thiết lập sẵn tại nhà máy. Với mục tiêu biến vật liệu được đưa vào quá trình tinh chế để tạo ra một sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Hoặc các bộ phận được lắp ráp để chế tạo thành phẩm. Dây chuyền sản xuất là gì Với sự phát triển của nền công nghệ 4.0, nhiều dây chuyền sản xuất của nhiều lĩnh vực đã được ra đời. Giúp tối ưu trong hoạt động sản xuất, cải thiện năng lực sản xuất , giảm thời gian và chi phí sản xuất không cần thiết. Thông thường, các nguyên liệu thô (ví dụ như quặng kim loại) hoặc các sản phẩm nông nghiệp (như thực phẩm ) hoặc các cây có sợi (bông, lanh)

Quy tắc 4M trong sản xuất là gì? Cách áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp

Image
Trong sản xuất kinh doanh, 4M là một khái niệm không còn xa lạ, giúp quá trình sản xuất linh hoạt hơn trong quản lý và phân bổ nhân lực. Bài viết sau đây sẽ xác định rõ quy tắc 4M trong sản xuất định nghĩa ra sao, vai trò của 4M trong sản xuất là gì và làm thế nào để cải tiến 4M trong sản xuất? 1. Quy tắc 4M trong sản xuất là gì? 4M là 1 quy tắc xác định vấn đề, hiện tượng và gom nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý sản xuất để phục vụ cho việc cải thiện và nâng cao năng lực sản xuất . Quy tắc này thường được sử dụng trong “Sơ đồ Nguyên nhân – Kết quả” Quy tắc 4M trong sản xuất hướng dẫn cách tìm được các nguyên nhân gây ra vấn đề dựa trên việc gom nhóm các nguồn lực cơ bản của 1 nhà máy. Trong đó bao gồm: Man (Con người), Method (Phương thức), Machine (Máy móc), và Material (Nguyên vật liệu). 4M do cha đẻ của triết lý quản lý chất lượng Nhật Bản – Kaoru Ishikawa tạo ra. Cụ thể từng yếu tố như sau: Yếu tố 1: Man – Con người Man (Con người) chỉ về tất cả các cá nhân

Cảm biến là gì? Cấu tạo, Phân loại và Ứng dụng của Sensor là gì

Image
Cảm biến là một phần không thể thiếu trong đời sống và quá trình sản xuất, giúp điều khiển các thiết bị trong các ngành công nghiệp hiện đại. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu đầy đủ về cảm biến là gì, cấu tạo và phân loại các cảm biến hiện nay ra sao. 1. Cảm biến là gì? Cảm biến – sensor , là một thiết bị điện tử cho phép nhận biết các yếu tố vật lý hoặc hoá học từ môi trường xung quanh, bao gồm ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và chuyển động… Các đại lượng cần đo thường không có tính chất điện. Nhưng tác động lên cảm biến sẽ cho ta một đại lượng điện như điện tích, điện áp hoặc dòng điện, từ đó ta có thể xác định giá trị của đại lượng đo. Sau khi thu thập thông tin, cảm biến chuyển đổi nó thành các tín hiệu điện và xuất ra màn hình hoặc máy tính. Công việc tự động hóa công nghiệp sử dụng cảm biến để thay thế các thiết bị cơ khí truyền thống với độ chính xác cao hơn rất nhiều bởi các vi mạch điện tử.   Cảm biến là gì? 2. Cấu tạo của cảm biến / Sensor là gì Trên thị

Hệ thống MES là gì? Lợi ích của hệ thống quản lý sản xuất MES

Image
Để phát triển và dẫn đầu trong thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay, sự giúp sức của các công nghệ tiên tiến luôn là cần thiết. Hệ thống MES cũng là một trong số đó, và hiện đang là mối quan tâm của các doanh nghiệp Việt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần biết về hệ thống điều hành sản xuất MES này. 1. Hệ thống MES là gì? Hệ thống MES – Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất ( Manufacturing Execution System , viết tắt MES ) là hệ thống thông tin kết nối, giám sát và kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp trong nhà máy. Mục tiêu chính của MES là đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất và cải thiện năng suất lao động. MES cung cấp thông tin hữu ích để tối ưu hóa sản xuất và theo dõi tất cả dữ liệu sản xuất ngay tại thời điểm hoạt động. Là một hệ thống thông tin tích hợp chuẩn, MES không chỉ phục vụ như một trung tâm thông tin giữa các hệ thống doanh nghiệp khác nhau (ERP, QMS, EAM, SCM và Tự động hóa ), mà còn quản lý và tối ưu