Hệ thống giao thông thông minh là gì
Hệ thống giao thông thông minh là một trong các ưu tiên hàng đầu để xây dựng lên một mạng lưới giao thông an toàn và bền vững. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, những vấn nạn giao thông hiện có sẽ được giải quyết triệt để hơn. Vậy giao thông thông minh là gì, có các thành tố cấu thành và tình hình phát triển hiện nay ra sao. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là gì?
Hệ thống Giao thông thông minh (ITS – Intelligent transportation system) là một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông để cải thiện tính an toàn, hiệu quả và bền vững của việc di chuyển.
ITS tạo ra sự kết nối giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện di chuyển trên đường, hình thành một mạng lưới thông tin và viễn thông để tối ưu hóa việc lưu thông.
Hệ thống Giao thông thông minh (ITS – Intelligent transportation system) có thể cải thiện tính hiệu quả và đảm bảo an toàn trong lĩnh vực vận tải, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải đường bộ, quản lý giao thông và tính di động. Trên toàn thế giới, công nghệ hệ thống giao thông thông minh đang được áp dụng để tăng cường khả năng lưu thông trên các tuyến đường đông đúc và giảm thời gian di chuyển.
2. Cơ chế hoạt động của giao thông thông minh (ITS)
Trung tâm Giám sát điều hành là một phần quan trọng trong hệ thống ITS. Đây là một hệ thống kỹ thuật được quản lý bởi cơ quan giao thông vận tải, nơi mà dữ liệu được thu thập và phân tích để hỗ trợ các hoạt động quản lý và điều khiển giao thông thời gian thực, cũng như cung cấp thông tin về phương tiện giao thông.
Quá trình giám sát và quản lý giao thông trong ITS thường bao gồm 4 giai đoạn:
- Thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập chính xác, đa dạng và nhanh chóng từ nhiều thiết bị phần cứng khác nhau, như hệ thống nhận dạng xe tự động, hệ thống định vị xe tự động dựa trên GPS, cảm biến và camera AI.
- Truyền dữ liệu: Dữ liệu thu thập được truyền đi nhanh chóng và theo thời gian thực về Trung tâm Giám sát điều hành.
- Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập tại Trung tâm Giám sát điều hành được xử lý thông qua các bước như sửa lỗi, làm sạch dữ liệu, tổng hợp và phân tích.
- Cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông: Hệ thống ITS cung cấp thông tin thời gian thực cho người tham gia giao thông, bao gồm thời gian di chuyển, tốc độ, độ trễ, tai nạn, thay đổi tuyến đường và hướng dẫn điều hướng. Thông tin này được truyền tải qua các thiết bị điện tử như biển báo thay đổi, radio tư vấn đường cao tốc, internet, tin nhắn SMS, và nhiều hơn nữa.
3. Giao thông thông minh (ITS) gồm những thành phần nào?
Giải pháp giao thông thông minh ngày càng phát triển và có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Trong đó, nền tảng của ITS bao gồm:
- Hệ thống thanh toán điện tử: Xây dựng các ứng dụng thanh toán dựa trên tập thuê bao, nhằm hỗ trợ trong các dịch vụ giao thông như bãi đỗ xe điện tử, thu phí không dừng, vé điện tử, giao dịch điện tử,…
- Hệ thống quản lý và xử lý hình ảnh: Phát triển các ứng dụng xử lý hình ảnh để phục vụ trong các dịch vụ giao thông, bao gồm việc tách biển số phương tiện, phân loại phương tiện, phát hiện vi phạm luật giao thông,…
- Hệ thống kết nối và xử lý thông tin: Xây dựng nền tảng quản lý IoT, số hóa tài nguyên, bản đồ số, và điều khiển đèn tín hiệu giao thông, nhằm tạo sự kết nối và xử lý thông tin hiệu quả.
Các thành phần cụ thể bao gồm:
- Hệ thống phần mềm quản lý và điều hành giao thông (Traffic Management System – TMS),
- Hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông và dòng lưu thông (Traffic Flow Control System – TFC),
- Hệ thống bảng quang báo hiển thị thông tin giao thông trực tuyến,
- Hệ thống thu phí không dừng,
- Hệ thống đo đếm và phân tích lưu lượng xe lưu thông,
- Hệ thống cân tự động,
- Hệ thống quản lý xe buýt,
- Hệ thống giám sát trật tự an toàn giao thông: giám sát tốc độ phương tiện lưu thông, giám sát vị phạm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, sai làn, lấn tuyến, ngược chiều.
4. Lợi ích của hệ thống giao thông thông minh (ITS)
Hệ thống giao thông thông minh (ITS) cung cấp nhiều lợi ích cho việc quản lý và điều hành giao thông:
- Hỗ trợ lực lượng chức năng trong việc phát hiện và ghi nhận các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), cung cấp bằng chứng xác thực để xử phạt.
- Đóng góp vào việc cải thiện kết cấu hạ tầng đường bộ và xử lý các sự cố giao thông khẩn cấp.
- Hiện đại hóa trạm thu phí tự động và trạm cân điện tử.
- Giảm tai nạn, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
- Tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nhiên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa.
- Quản lý các đường trục giao thông chính và điều tiết việc di chuyển của phương tiện bằng biển báo điện tử.
- Cung cấp hệ thống thông tin cho người tham gia giao thông, góp phần phổ cập văn hoá giao thông và hỗ trợ quá trình điều hành giao thông công cộng một cách linh hoạt và chủ động.
- Đóng góp vào sự phát triển phương tiện thông minh, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả của thiết bị an toàn giao thông.
5. Ví dụ về Hệ thống giao thông thông minh (ITS)
Hệ thống giao thông thông minh (ITS) đã được triển khai thành công tại một số thành phố trên thế giới.
- Ví dụ, ở thành phố Glasgow, Scotland, hệ thống ITS cung cấp thông tin chi tiết về xe buýt công cộng như thời gian, chỗ ngồi, vị trí hiện tại của xe buýt, thời gian đến điểm đến, vị trí tiếp theo của xe buýt và tình trạng hành khách.
- Tại Seoul, chính quyền đã sử dụng dữ liệu vị trí từ điện thoại di động vào ban đêm để thiết kế các tuyến đường cho dịch vụ xe buýt đêm, dựa trên nhu cầu thực tế.
- Tương tự, thành phố New Orleans đã tối ưu hóa vị trí của các xe cứu thương dựa trên các cuộc gọi khẩn cấp.
- Trong tương lai, dự án tàu điện ngầm Sydney sẽ áp dụng hệ thống vận tải công cộng không người lái, tăng cường khả năng vận chuyển của thành phố.
- Các dự án tàu điện ngầm Cityringen ở Copenhagen và tuyến Tây Bắc dự kiến cũng sẽ mang đến sự tiện lợi và hiệu quả cho người dân.
Comments
Post a Comment