ETO, MTO, ATO, MTS là gì? Làm thế nào để quản trị hiệu quả các chiến lược sản xuất này?

ETO, MTO, ATO, MTS được biết đến là 4 chiến lược sản xuất phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô, mục tiêu sản xuất cũng như các chiến lược chức năng khác (tiếp thị, tài chính, kỹ thuật, logistics,..). Tuy vậy, làm thế nào để quản trị hiệu quả các chiến lược sản xuất này, hãy cũng VTI Solutions tìm hiểu qua bài viết sau đây.

ETO, MTO, ATO, MTS – Các chiến lược sản xuất khác nhau

Việc lựa chọn các chiến lược sản xuất phụ thuộc nhiều vào quyết định của người quản lý,  lĩnh vực, quy mô, mục tiêu sản xuất cũng như các chiến lược chức năng khác (tiếp thị, tài chính, kỹ thuật, logistics,..). Do đó, lựa chọn giữa MTS, MTO, ETO và ATO phụ thuộc nhiều vào sản phẩm được sản xuất và nhu cầu đối với sản phẩm đó. Các nhà sản xuất nước giải khát cần theo đuổi các chiến lược khác biệt so với các nhà sản xuất xe hơi. Giống như các sản phẩm khác nhau, các phương pháp họ sử dụng cũng khác nhau, và tất nhiên sẽ có những ưu điểm và nhược điểm cố hữu đối với mọi chiến lược. Nhưng trước khi chúng ta đi sâu vào “ETO, MTO, ATO, MTS là gì?”, hãy cùng tìm hiểu về sản xuất Đẩy và Kéo –  2 phương pháp sản xuất là cơ sở nền tảng cho các chiến lược sản xuất trên:
  • Sản xuất Đẩy (Push manufacturing): sản xuất không dựa trên nhu cầu thực tế. Thay vào đó, lịch trình sản xuất và số lượng được quyết định bởi nhu cầu dự báo. Các công ty sẽ sản xuất một lượng hàng dự trữ nhất định và sau đó đưa sản phẩm ra thị trường từ một lượng hàng tồn kho đã được thiết lập sẵn. Sản xuất Đẩy thường được sử dụng để sản xuất hàng hóa có ít khả năng xảy ra biến động nhu cầu không lường trước được, ví dụ như thực phẩm, dược phẩm, hóa chất gia dụng, thiết bị điện tử,…
  • Sản xuất Kéo (Pull manufacturing): Sản xuất được liên kết trực tiếp với nhu cầu thực tế. Theo phương pháp này, công ty sẽ giữ lại càng nhiều hàng tồn kho và sản xuất càng nhiều càng tốt để đáp ứng các đơn đặt hàng hiện tại của khách hàng. Một ví dụ rõ nét nhất về hệ thống kéo là sản xuất Just-In-Time.
Với hai phương pháp này, chúng ta hãy nghiên cứu sâu hơn một chút về các chiến lược nâng cao như ETO, MTO, ATO, MTS sử dụng sản xuất đẩy hoặc kéo.

ETO (Engineer-To-Order) là gì?

ETO (Engineer-To-Order) – Thiết kế theo đơn hàng – là chiến lược sản xuất mà ở đó, sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được thiết kế, chế tạo sau khi nhà sản xuất nhận được đơn đặt hàng mà trong đó, khách hàng sẽ mô tả cụ thể về những yêu cầu đặc điểm kỹ thuật riêng cho nhà sản xuất. ETO phù hợp với nhà sản xuất sản phẩm có cấu hình cao và thường đòi hỏi sự tham gia chặt chẽ của khách hàng trong suốt giai đoạn thiết kế và sản xuất. Bên cạnh đó, ETO cũng là ví dụ cho nguyên tắc sản xuất kéo. Về mặt lý thuyết, mô hình ETO tốn kém nhiều thời gian sản xuất nhất: cần có thời gian không chỉ để tạo ra sản phẩm mà còn để thiết kế riêng để đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của khách hàng, do đó đòi hỏi nhà sản xuất phải linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh chóng. Một số đặc điểm của chiến lược ETO có thể kể đến như:
  • Các đơn đặt hàng của ETO thường đến từ các tổ chức chính phủ hoặc các tập đoàn lớn, xuất hiện nhiều trong lĩnh vực B2B.
  • Loại hình sản xuất này thường được tìm thấy trong các lĩnh vực: hàng không vũ trụ, phòng thủ, ngành công nghiệp năng lượng, công trình dân dụng, công trình lớn, đóng tàu,…
  • Sản phẩm được sản xuất thường ít hoặc không có trên thị trường, phức tạp và đắt tiền
Ưu điểm: Phù hợp với các nhà sản xuất thường hợp tác với các doanh nghiệp có yêu cầu tùy chỉnh các sản phẩm / dự án ở quy mô lớn Nhược điểm: 
  • Quy trình sản xuất rất phức tạp để lập kế hoạch chính xác
  • Sự tham gia của khách hàng vào quá trình, từ thiết kế sản phẩm, đòi hỏi sự tổ chức tốt và giao tiếp tốt giữa các bên
  • Nhiều lần sửa đổi để hoàn thiện các thông số kỹ thuật sản xuất có thể đồng nghĩa với việc chậm trễ giao hàng và rủi ro chất lượng
  • Nhìn chung chi phí khá khó lường tùy thuộc vào tính chất của dự án

MTO (Make-To-Order) là gì?

MTO (Make-to-Order) – Sản xuất theo đơn đặt hàng – là một chiến lược sản xuất trong đó hàng hóa bắt đầu được sản xuất sau khi nhận được đơn đặt hàng. ĐỊnh nghĩa của MTO nghe rất giống ETO, tuy nhiên, ngoài việc cùng là phương pháp sản xuất kéo, MTO và ETO vẫn có những sự khác nhau đáng kể. Khác với ETO, khách hàng có thể gần như tự do tùy chỉnh toàn bộ sản phẩm theo yêu cầu, các công ty sử dụng quy trình MTO có một sản phẩm được tiêu chuẩn hóa mà khách hàng được tùy chỉnh theo những cách cụ thể, bao gồm các tùy chọn kích thước, thành phần phụ trợ hoặc vật liệu nâng cấp. Khi khách hàng đặt hàng, quy trình sản xuất có thể bắt đầu ngay lập tức bằng cách sử dụng các thiết kế hiện có của công ty. MTO là cách tiếp cận phù hợp với các công ty sản xuất các sản phẩm có nhiều tùy biến hoặc cần thử nghiệm các sản phẩm đắt tiền cần đầu tư đáng kể trước khi tiến hành sản xuất. Ví dụ về lĩnh vực có thể ứng dụng MTO có thể kể đến như các ngành công nghiệp máy bay, ô tô và xây dựng cầu đường,… Ưu điểm:
  • Cho phép tùy chỉnh sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt hơn
  • Giảm thiểu các hoạt động lãng phí như sản xuất thừa và sản xuất thiếu
  • Giúp doanh nghiệp duy trì chi phí hàng tồn kho thấp và cập nhật liên tục trạng thái của hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho
Nhược điểm:
  • Chi phí trên một đơn vị đối với hàng hóa đặt làm thường cao hơn và thời gian thực hiện lâu hơn, do tính chất sản xuất theo yêu cầu của sản phẩm
  • Không thường xuyên nhận đơn hàng

MTS (Make-To-Stock) là gì?

MTS (Make-To-Stock) – sản xuất để lưu kho – một chiến lược sản xuất và tồn kho phổ biến, trong đó các doanh nghiệp bắt đầu sản xuất dựa trên nhu cầu dự báo thay vì theo đơn đặt hàng cụ thể. Các sản phẩm sau đó được lưu trữ làm hàng tồn kho để sẵn sàng vận chuyển cho khách hàng khi cần. Về cơ bản đây là một phương pháp sản xuất đẩy, thay vì nhận đơn đặt hàng của khách hàng và sản xuất trực tiếp cho từng đơn hàng, mức sản xuất và tồn kho được xác định trước và bán theo số lượng sản xuất. Vì đã có sản phẩm nên chiến lược sản xuất MTS giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng ngay các đơn hàng khi được nhận. Nếu nhu cầu của khách hàng được xác định chính xác, thì MTS là một chiến lược sản xuất nhanh chóng và hiệu quả, giúp đáp ứng nhanh chóng thị trường. Do đó, một chiến lược MTS hiệu quả phụ thuộc nhiều vào các ước tính và dự báo kỹ lưỡng về nhu cầu sản phẩm. Ưu điểm:
  • Đáp ứng đơn đặt hàng nhanh hơn, qua đó nâng cao sự hài hòng của khách hàng
  • Thời gian sản xuất ngắn hơn so với các chiến lược ở trên
Khuyết điểm:
  • Các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều vốn vào cơ sở hạ tầng sản xuất và tồn kho trước khi có thể xác định các cơ hội kiếm được lợi nhuận
  • Rủi ro hàng tồn kho (quá hạn, lỗi thời, hỏng hóc,..) và các chi phí lưu kho
  • Tăng khả năng sản xuất thiếu hoặc sản xuất thừa nếu nhu cầu dự báo không chính xác
Mặc dù có những rủi ro cố hữu của phương pháp MTS, nhưng nó vẫn rất hữu ích đối với các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất hàng loạt các sản phẩm có độ thay đổi thấp. Với ít sự khác biệt hơn giữa các sản phẩm, các cơ hội bán hàng linh hoạt hơn vì các doanh nghiệp có thể thúc đẩy việc phân phối sản phẩm đến các tệp khách hàng đa dạng hơn.

ATO (Assemble-To-Order) là gì?

ATO (Assemble-To-Order) – Lắp ráp theo đơn hàng – là một chiến lược sản xuất trong đó các sản phẩm được lắp ráp từ các cụm phụ đã hoàn thành trước đó sau khi có đơn đặt hàng. Các thành phần (bán thành phẩm, trung gian, lắp ráp phụ, sản xuất, mua, đóng gói, v.v.) được lên kế hoạch, sản xuất và lưu trữ dự kiến trước giai đoạn lắp ráp, đợi cho đến khi đơn hàng đến sẽ bắt đầu sản xuất. Về cơ bản, ATO là sự kết hợp của cả chiến lược MTS và MTO. Điều này cho phép các công ty thực hiện các chức năng sau:
  • Nâng cao tính linh hoạt của MTO (Made to Order) : Khách hàng có thể yêu cầu sản xuất tùy chỉnh (mặc dù không bằng MTO) với các tính năng và cấu hình phù hợp với nhu cầu của mình.
  • Cắt giảm thời gian thực hiện như MTS (Made to Stock) : Vì các cụm lắp ráp phụ được sản xuất trước, các công ty có thể nhanh chóng lắp ráp sản phẩm sau khi đặt hàng. Số lượng lớn sản xuất ban đầu đã được hoàn thành trước khi khách hàng đặt hàng.
ATO là sự kết hợp giữa chiến lược đẩy và kéo, tận dụng hiệu quả thế mạnh của các chiến lược khác nhau để tạo lợi thế cho một sản phẩm và mô hình kinh doanh cụ thể. Các công ty sử dụng ATO đa dạng từ ô tô, hàng không vũ trụ, thiết bị y tế cho đến thời trang, hàng tiêu dùng. Ưu điểm: 
  • Cho phép tùy chỉnh sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt hơn
  • Giúp doanh nghiệp duy trì chi phí hàng tồn kho thấp và cập nhật liên tục trạng thái của hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho (tuy nhiên chỉ một phần)
Nhược điểm:
  • Yêu cầu sản xuất và lưu trữ các cụm lắp đặt con, đòi hỏi nhà sản xuất phải đầu tư trước nhiều hơn
  • Nguồn cung thấp, không bảo đảm cung ứng đầy đủ nếu nhu cầu khách hàng tăng cao
ETO, MTO, ATO, MTS – 4 chiến lược sản xuất phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Giải pháp Epicor ERP cho bài toán quản trị hiệu quả các chiến lược sản xuất

Như vậy có thể thấy, mỗi mô hình sản xuất như ETO, MTO, ATO, MTS đều có những điểm mạnh và thách thức riêng, do đó tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô, mục tiêu sản xuất mà các doanh nghiệp sẽ lên các chiến lược phù hợp để giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội tốt hơn. Để tận dụng thế mạnh của từng mô hình sản xuất, việc lập kế hoạch sản xuất hiệu quả, tối ưu hóa, theo dõi và kiểm soát mức tồn kho, giám sát chặt chẽ chất lượng và tính nhất quán, đồng thời đảm bảo truy xuất nguồn gốc của các thành phần thiết yếu cho các sản phẩm thường được sản xuất đóng vai trò quan trọng. Để giúp tối ưu hóa năng lực sản xuất và lập kế hoạch, nhiều doanh nghiệp bắt đầu áp dụng các hệ thống ERP sản xuất hiệu quả với mục tiêu giải quyết bài toán lên kế hoạch phức tạp. Chính việc tự động hóa các quy trình tối ưu hóa năng lực sản xuất và lập kế hoạch này sẽ giúp nhà sản xuất nâng cao năng lực sản xuất và duy trì khả năng cạnh tranh trong thị trường 4.0 ngày nay. Để tối ưu hóa Quản lý doanh nghiệp, để đi từng bước vững chắc trên chặng đường tự động hóa quy trình Quản trị, để bắt kịp với xu thế thị trường đang không ngừng biến đổi, việc áp dụng hệ thống ERP trong Quản lý nhà máy gần như là một điều tất yếu. Doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể trở thành người tiên phong và giành những lợi thế cạnh tranh trên thị trường khi triển khai giải pháp ERP. Liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay cho sự hiện đại hóa mô hình sản xuất của bạn!

Câu chuyện Chuyển đổi số tại Việt Nam và vai trò của các “đối tác đồng hành”

Quản lý sản xuất như thế nào khi thiếu hụt lao động? Tìm kiếm lời giải từ giải pháp MES

5 giải pháp nâng cao khả năng giao hàng đúng hạn mà tổ chức có thể thực hiện ngay hôm nay

6 phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý kho cho ngành sản xuất dược phẩm

AI được ứng dụng như thế nào trong ngành sản xuất thép?

05 công nghệ dự báo sẽ là xu thế của sản xuất thông minh 2023

ETO, MTO, ATO, MTS được biết đến là 4 chiến lược sản xuất phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô, mục tiêu sản xuất cũng như các chiến lược chức năng khác (tiếp thị, tài chính, kỹ thuật, logistics,..). Tuy vậy, làm thế nào để quản trị [...][Collection]

Comments

Popular posts from this blog

Dây chuyền sản xuất là gì? Tìm hiểu & Phân loại dây chuyền sản xuất

Cảm biến từ là gì? Cấu tạo, Phân loại và Ứng dụng