Nâng cao hiệu quả cải tiến quy trình sản xuất với Lean Six Sigma

Cải tiến quy trình liên tục là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của một công ty sản xuất trong thời đại 4.0. Trong bài viết này sẽ giới thiệu phương pháp Lean Six Sigma, sự kết hợp giữa Lean Manufacturing và Six Sigma, để tạo ra một tổ hợp các phương pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và xây dựng lực lượng lao động hiệu quả, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhà sản xuất.

Lean Six Sigma là gì?

Lean Six Sigma là sự kết hợp hoàn hảo của hai chiến lược mạnh mẽ và cải tiến quy trình kinh doanh hiệu quả, Lean và Six Sigma. 

Lean là gì?

Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị (Non Value-Added) cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của một tổ chức. Một quy trình sản xuất tinh gọn sẽ giúp nhà máy:
  • Cải thiện năng suất: Với cùng một số lượng đầu ra nhưng giảm việc sử dụng các yếu tố sản xuất riêng lẻ hoặc toàn bộ, ví dụ: thông qua giảm công suất sử dụng chưa đủ hoặc rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm
  • Tránh lãng phí trong sản xuất: 7 loại lãng phí sau nên được loại bỏ, bao gồm:
    1. Sản xuất thừa
    2. Dự trữ quá nhiều hoặc tồn kho không cần thiết 
    3. Vận chuyển giữa các quy trình không cần thiết
    4. Xử lý quá mức hoặc xử lý không cần thiết
    5. Các quy trình thừa hoặc không cần thiết
    6. Lỗi, khuyết điểm hoặc nhầm lẫn
    7. Thời gian và thời hạn chờ đợi
  • Liên tục cải tiến: thúc đẩy sự thay đổi và cải tiến nâng cao cho tổ chức

Six Sigma là gì?

Six Sigma (6 sigma/6σ) là phương pháp bao gồm một tập hợp các công cụ và kỹ thuật quản lý được thiết kế để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách quản lý chất lượng và cải tiến quy trình sản xuất. Đây là phương pháp sử dụng dữ liệu thống kê để tìm và loại bỏ các khiếm khuyết, lỗi sản xuất.  Sigma (σ) là chữ cái Hy Lạp mang ý nghĩa sự phân tán của một phân phối. Các nhà thống kê có thể tính toán hiệu quả hoạt động của công ty dựa trên mức sigma (thước đo mức độ phân tán) trong các quy trình sản xuất công nghiệp. Nếu quy trình có 6 Sigma, 3 Sigma trên và 3 Sigmas dưới mức trung bình, tỷ lệ sai sót được phân loại là “cực kỳ thấp.”  So sánh với ISO 9001:
  • ISO 9001 và Six Sigma phục vụ hai mục đích khác nhau. ISO 9001 là một hệ thống quản lý chất lượng trong khi Six Sigma là một chiến lược và phương pháp luận để cải tiến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
  • ISO 9001, với các hướng dẫn để giải quyết vấn đề và ra quyết định, yêu cầu một quy trình cải tiến liên tục nhưng không chỉ ra quy trình sẽ như thế nào. Trong khi đó, Six Sigma có thể cung cấp quy trình cải tiến cần thiết. Ngược lại, Six Sigma không thể cung cấp khuôn mẫu để đánh giá các nỗ lực quản lý chất lượng tổng thể của tổ chức như ISO9001.
Phương pháp Six Sigma này sử dụng chiến lược DMAIC (xác định/define; đo lường/measure; phân tích/analyze; cải tiến/improve; kiểm soát/control), bao gồm 5 bước để cải thiện quy trình hiện có và chiến lược DMADV (xác định/define; đo lường/measure; phân tích/analyze; thiết kế/design; xác minh/verify) để tạo một quy trình mới.

Lean Six Sigma – sự kết hợp của Lean và Six Sigma

Đúng với tên gọi, Lean Six Sigma chính là sự kết hợp giữa hai phương pháp Lean và Six Sigma. Về cốt lõi, đó là một phương pháp cải tiến quy trình nhằm loại bỏ sự kém hiệu quả và cải thiện quy trình làm việc bằng cách xác định nguyên nhân gốc rễ của các khiếm khuyết.  Lean Six Sigma đã được sử dụng từ lâu ở các nước phát triển và trong các công ty công nghiệp có sản xuất theo dây chuyền với kỳ vọng mức hiệu suất rất cao.  Các công ty sản xuất áp dụng phương pháp này thường hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp ô tô, hóa dược phẩm hoặc các lĩnh vực đòi hỏi về hiệu suất và chất lượng sản xuất rất cao. Tuy nhiên, ở mức độ đơn giản hóa, “6 sigma tinh gọn” có thể  tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của tất cả các loại hình công ty và thậm chí là các công ty dịch vụ.

Các giai đoạn Lean Six Sigma là gì?

5 giai đoạn của Lean Six Sigma cũng chính là 5 giai đoạn của chiến lược DMAIC của Six Sigma, bao gồm:

1.  Xác định (Define)

Đây là giai đoạn đầu tiên của phương pháp Lean Six Sigma, có nhiệm vụ chuẩn bị và xác định các yêu cầu/vấn đề. Trong giai đoạn này, tổ chức cần thực hiện các nhiệm vụ như xác định vấn đề, xác định các bên liên quan, thành lập nhóm dự án, lập kế hoạch lịch trình, v.v.,..Mục tiêu cuối cùng là xác định các vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

2. Đo lường (Measure)

Mục tiêu của giai đoạn thứ 2 này là đánh giá hiệu suất của quy trình hiện tại để thu thập dữ liệu về những yếu tố đang gây ra sự cố sản xuất.  Giai đoạn đo lường là rất quan trọng vì bản chất chính là giai đoạn thu thập dữ liệu. Đây cũng là giai đoạn tốn rất nhiều thời gian và công sức nếu tổ chức không áp dụng các công cụ dành riêng cho việc thu thập dữ liệu (thường được gọi là kinh doanh thông minh) như ma trận Ishikawa, hoặc phân tích rủi ro FMECA,…

3. Phân tích (Analyze)

Khi tất cả dữ liệu đã được thu thập, mục tiêu sau đó là ưu tiên các điểm cần phân tích, bằng cách nhắm mục tiêu đến các nguyên nhân có tác động đáng kể tạo nên các khiếm khuyết của quy trình. Các nguyên nhân gây ra sự thay đổi nhiều nhất sẽ được ưu tiên giải quyết. Giai đoạn phân tích này bao gồm cả phân tích quy trìnhphân tích dữ liệu trước khi thực hiện các giải pháp.

4. Cải thiện (Improve)

Khi đã hoàn thành phân tích và tổ chức đã xác định được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, giai đoạn tiếp theo chính là phát triển các giải pháp. Giai đoạn cải tiến là giai đoạn mà nhóm thực hiện phải suy nghĩ về các giải pháp, thúc đẩy các thay đổi trong quy trình, thực hiện các giải pháp và sau đó thu thập dữ liệu để xác nhận rằng có một cải tiến có thể đo lường được.

5. Kiểm tra (Control)

Giai đoạn kiểm soát Lean Six Sigma là giai đoạn mà kết quả của các nghiên cứu cải tiến được đánh giá, kết quả là tạo ra quy trình mới. Trong giai đoạn kiểm soát này, tổ chức phải lập một kế hoạch giám sát để tiếp tục đo lường mức độ thành công của quy trình và phát triển một kế hoạch can thiệp trong trường hợp hiệu suất giảm sút hoặc bất kỳ lỗi nào phát sinh.

Ưu điểm của Lean Six Sigma

Việc thực hiện phương pháp Lean Six Sigma giúp tổ chức đạt được lợi nhuận về tài chính, nhưng trên hết là lợi nhuận vô hình liên quan đến tất cả các tác nhân của dự án: lòng trung thành của khách hàng, niềm tin của cổ đông, sự tham gia và động lực của nhân viên, hình ảnh thương hiệu, v.v. qua đó giúp khẳng định vị thế và gia tăng năng lực cạnh tranh.  Các doanh nghiệp ngày nay luôn phải đối mặt với chi phí và sự cạnh tranh ngày càng tăng. Lean Six Sigma giúp nhà sản xuất khắc phục những vấn đề này và cải thiện hiệu suất kinh doanh theo một số cách:
  • Tăng lợi nhuận: Lean Six Sigma giúp hợp lý hóa các quy trình của tổ chức bao gồm sản xuất nhanh hơn và hiệu quả hơn mà không làm giảm chất lượng và tất nhiên không tăng chi phí. Nói một cách đơn giản, với LSS, nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng với chi phí, nguồn lực và thời gian tối thiểu.
  • Giảm chi phí: Lean Six Sigma cho phép công ty liên tục cải tiến các quy trình của mình. Do đó, việc giảm chi phí có thể thực hiện bằng cách loại bỏ các nhiệm vụ không tạo ra giá trị gia tăng (loại bỏ lãng phí) và bằng cách giải quyết các vấn đề khác nhau cho mỗi quy trình (loại bỏ các khuyết tật trên sản phẩm gây ảnh hưởng cho khách hàng).
  • Cải thiện hiệu quả và năng suất: Với LSS, doanh nghiệp tạo ra các quy trình hiệu quả hơn và tối đa hóa nỗ lực của mình để cung cấp một sản phẩm tuyệt vời đến tay từng khách hàng. Vì vậy, công ty sản xuất nhiều sản phẩm hơn và có thể đáp ứng nhiều khách hàng hơn.
  • Giảm thiểu sai sót: Nhà cung cấp đóng một vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất của bất kỳ công ty nào, khi có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của toàn bộ công ty. Trong trường hợp giao hàng nguyên vật liệu bị chậm trễ thì toàn bộ chu kỳ sản xuất sẽ bị đình trệ. Một quy trình Lean Six Sigma hiệu quả giúp giảm thiểu tỷ lệ lỗi, qua đó giảm thiểu các sai sót trong quá trình cung ứng và sản xuất
  • Cải thiện sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng: Mục tiêu cuối cùng của Lean Six Sigma chính là nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Việc nâng cao năng suất và cả chất lượng sản phẩm sẽ tạo nên các sản phẩm hoàn hảo đến tay khách hàng, qua đó giúp tổ chức xây dựng lòng trung thành và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trên quy mô cá nhân, phương pháp Lean Six Sigma ảnh hưởng đến nhân viên của công ty  theo hướng tích cực bằng cách khuyến khích họ cải thiện khả năng và năng suất làm việc. Bằng cách tham gia thành công vào các dự án LSS, nhân viên sẽ tự củng cố niềm tin vào bản thân và tinh thần cống hiến cho công ty, qua đó góp phần tạo nên một tổ chức vững mạnh. 

Hãy bắt đầu với Lean Six Sigma

Lean Six Sigma không chỉ là một phương pháp của các quy trình riêng lẻ, mà là triết lý của sự cải tiến liên tục nói chung. Do đó, điều quan trọng là Lean Six Sigma được tích hợp như một phần không thể thiếu của chiến lược tổng thể của công ty. Bắt tay vào thay đổi tổ chức theo hướng cải tiến liên tục có thể là một nhiệm vụ khó khăn nếu sự thay đổi không được chấp nhận trong toàn công ty. Nó đòi hỏi tất cả mọi người và quy trình phải thay đổi. Do đó, bạn cần có sự hiểu biết chung ở mọi cấp độ trong tổ chức của mình về các mục tiêu và các quy tắc cơ bản của hai cách tiếp cận Lean và Six Sigma.  Giải pháp Lean Six Sigma giúp loại bỏ các quy trình lãng phí, các hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao, kiểm soát tốt các vấn đề và hỗ trợ cải tiến liên tục. Tuy nhiên, còn làm được nhiều hơn thế. Hãy coi giải pháp MES như một sự bổ sung cho sản xuất tinh gọn và sự bổ sung này thậm chí đưa các khía cạnh sản xuất sẵn có ra khỏi giới hạn của nó. Giải pháp hỗ trợ, củng cố và giúp thực hiện các phương pháp tối ưu cho việc tinh giản hóa. Điều quan trọng là nó có dữ liệu đáng tin cậy ; “mỏ vàng” thông lưu trữ trong hệ thống MES giúp cung cấp và thúc đẩy quá trình sản xuất Lean Six Sigma cải tiến liên tục . Đó là lý do tại sao giải pháp MES rất quan trọng. Xem thêm: Ngay cả khi việc triển khai Lean Six Sigma là một thách thức lớn đối với công ty của bạn, thì sự kết hợp giữa sản xuất Lean và Six Sigma này vẫn rất đáng giá. Công ty của bạn sẽ có cơ hội tăng thu nhập, cải thiện hiệu quả và năng suất và đặc biệt tăng sự hài lòng của khách hàng. Liệu những lý do này đã đủ thuyết phục doanh nghiệp bạn chọn phương pháp Lean Six Sigma?

Câu chuyện Chuyển đổi số tại Việt Nam và vai trò của các “đối tác đồng hành”

Quản lý sản xuất như thế nào khi thiếu hụt lao động? Tìm kiếm lời giải từ giải pháp MES

5 giải pháp nâng cao khả năng giao hàng đúng hạn mà tổ chức có thể thực hiện ngay hôm nay

6 phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý kho cho ngành sản xuất dược phẩm

AI được ứng dụng như thế nào trong ngành sản xuất thép?

05 công nghệ dự báo sẽ là xu thế của sản xuất thông minh 2023

Cải tiến quy trình liên tục là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của một công ty sản xuất trong thời đại 4.0. Trong bài viết này sẽ giới thiệu phương pháp Lean Six Sigma, sự kết hợp giữa Lean Manufacturing và Six Sigma, để tạo ra một tổ hợp các phương pháp [...][Collection]

Comments

Popular posts from this blog

Dây chuyền sản xuất là gì? Tìm hiểu & Phân loại dây chuyền sản xuất

Cảm biến từ là gì? Cấu tạo, Phân loại và Ứng dụng