Đo lường năng suất của nhà máy với 6 loại KPI sản xuất phổ biến
Quản lý sản xuất trong một doanh nghiệp là một nhiệm vụ đầy thách thức với các nhà điều hành. Do đó, việc theo dõi các chỉ số hiệu suất (KPI) nhất định của nhà máy có thể trở thành công cụ hữu ích để đảm bảo quản lý tốt các hoạt động sản xuất và giúp người quản lý đưa ra các quyết định sáng suốt. Hãy cùng VTI Solutions tìm hiểu 6 loại KPI phổ biến trong nhà máy sản xuất.
KPI sản xuất là gì?
KPI (Key Performance Indicator) – các chỉ số hiệu suất chính là một thước đo được xác định rõ ràng và có thể định lượng được mà ngành sản xuất sử dụng để đánh giá hiệu suất hoạt động theo thời gian. Các công ty sản xuất đặc biệt sử dụng KPI để theo dõi, phân tích và tối ưu hóa hoạt động cũng như so sánh hiệu quả của họ với hiệu quả của các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.
Dưới đây là 6 loại KPI dành riêng để đo hiệu suất hoạt động của một công ty sản xuất.
Năng suất
Các KPI năng suất đề cập đến hiệu suất của một chuỗi xử lý trong sản xuất nhằm mục đích đo lường tất cả các thành phần liên quan đến nó. Cho dù đó là để đo lường hiệu quả của một thiết bị, các nguồn lực liên quan hay thậm chí là thời gian giao hàng, các chỉ số này sẽ cung cấp cho bạn bức tranh chân thực về tình trạng hiện tại về tốc độ sản xuất trong nhà máy. Các chỉ số có thể kể đến:
- Hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE): đo mức độ sử dụng sản xuất so với tiềm năng đầy đủ của nó
- Tỷ lệ sản xuất (Production Rate): đo mức độ năng suất trong thời gian nhất định
- Mức độ sản xuất (Level of Production): số lượng sản phẩm được sản xuất
- Tỷ lệ năng suất lao động (Labor Productivity Rate): sản lượng từ công nhân trong nhà máy
- Số lượng sản phẩm được sản xuất trong kỳ
- Năng lực sản xuất chưa được sử dụng, v.v,…
Quá trình
Vì các quy trình sản xuất có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động, điều quan trọng các công ty nên đặt mục tiêu các KPI sản xuất có thể cung cấp thông tin cho hiệu quả này. Những KPI này sẽ giúp doanh nghiệp có được manh mối liên quan đến chu kỳ sản xuất, độ tin cậy của thời gian giao hàng và cũng để ngăn chặn sự trì trệ có thể xảy ra trên dây chuyền lắp ráp. Các chỉ số có thể kể đến:
- Thời gian sản xuất trung bình (Average production time): số lượng hàng hóa có thể được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định
- Thời gian chu kỳ sản xuất (Manufacturing Cycle Time): trung bình, khoảng thời gian từ khi bắt đầu sản xuất đến khi lô hàng được giao sản phẩm là 16 ngày. Thời gian chu kỳ giao hàng bao gồm cả thời gian chờ đợi.
- Mật độ hàng đợi (Queue density)
Sự trì trệ và gián đoạn
Sản xuất ra sản phẩm kịp deadline giao hàng là những vấn đề mà khách hàng dựa vào đó để đánh giá mức độ hài lòng của mình, do đó điều cần thiết là phải theo dõi các dữ liệu liên quan đến sự trì trệ và gián đoạn càng chặt chẽ càng tốt. Các chỉ số có thể kể đến:
- Thời gian giao hàng trung bình (Average delivery times)
- Số lượng giao hàng nhận được trong khung thời gian ước tính: thường đóng vai trò quan trọng trong quản lý kho
- Thời gian xử lý trung bình cho một đơn đặt hàng (thời gian xử lý đơn hàng): khoảng thời gian từ khi khách hàng đặt hàng đến khi doanh nghiệp hoàn thành đơn hàng.
- Thời gian trung bình để xử lý yêu cầu (trả hàng, hoàn lại tiền, tín dụng, v.v.);
Quản lý kho và hàng tồn kho
Vì tốc độ sản xuất của một doanh nghiệp phụ thuộc vào tốc độ nhập kho cho hoạt động sản xuất, do đó điều cần thiết là phải giám sát đúng các hoạt động liên quan. Việc sử dụng KPI sản xuất để quản lý hàng tồn kho có thể tránh được một số vấn đề như: tồn kho trong quá trình cung cấp nguyên liệu hoặc linh kiện, luân chuyển thành phẩm không hiệu quả, v.v. Các chỉ số có thể kể đến:
- Tỷ lệ luân chuyển hàng tồn kho ( Inventory Turnover Ratio): mức độ hàng tồn kho nhập và xuất trong nhà máy
- Mức độ tồn kho hiện tại (Current Inventory Ratio)
- Thời gian thanh lí hàng tồn (Days Sales of Inventory – DSI),…
Các nguồn lực (thiết bị, máy móc)
Doanh nghiệp cần phải đánh giá mức độ tin cậy và hiệu suất của thiết bị, thông qua các KPI sản xuất khác nhau dựa trên dữ liệu cụ thể về hành vi và lịch sử hoạt động của máy móc, để đánh giá khả năng sử dụng của chúng như:
- Tận dụng tối đa thiết bị (Equipment Utilization): Chỉ số này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện năng suất và giảm chi phí thuê thiết bị cũng như sự chậm trễ của dự án.
- Độ tin cậy của thiết bị (Equipment reliability): liên quan đến tính phù hợp và nguy cơ hỏng hóc trong thiết bị gây ảnh hưởng đến quy trình sản xuất
- Thời gian chết trung bình của máy móc (Average Equipment Downtime): Tính toán chi phí liên quan đến thời gian máy móc ngừng hoạt động làm gián đoạn sản xuất có thể giúp doanh nghiệp tìm ra các quyết định tối ưu.
Chất lượng
Các chỉ số này có liên quan đến chất lượng chủ yếu để đo lường độ tin cậy của các quá trình chuyển đổi của nhà máy dựa trên tỷ lệ xuất xưởng các sản phẩm không bị lỗi sản xuất. Các chỉ số bao gồm:
- Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn (Product Compliance Rate): Tỷ lệ sản phẩm sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định áp dụng cho sản phẩm
- Tỷ lệ sản phẩm lỗi (Product Defective Rate): thường liên quan đến
- Tỷ lệ sản phẩm phù hợp và lỗi trên mỗi máy,…
Tất nhiên, tùy thuộc vào mức độ chuyển đổi kỹ thuật số và tùy vào lĩnh vực công nghiệp của một công ty sản xuất, họ có thể có các KPI khác nhau để đo lường. Việc các KPI dựa hoàn toàn vào các thông tin quan trọng được cung cấp đòi hỏi các nhà máy phải có các dữ liệu hoàn chỉnh của mọi quy trình hoạt động sản xuất.
Hãy nhớ rằng để đảm bảo độ tin cậy của KPI sản xuất, điều quan trọng là phải đảm bảo dữ liệu càng chính xác càng tốt. Cũng phải khẳng định rằng một doanh nghiệp cung cấp các dữ liệu sản xuất một cách thủ công sẽ có nguy cơ xảy ra sai sót hơn khi so với các tổ chức sử dụng các phần mềm thu thập dữ liệu tự động hóa như hay ERP. Do đó, để có các KPI chính xác và hữu ích, doanh nghiệp bạn nên cân nhắc lựa chọn các .
Kết luận
Ngày nay Công nghiệp 4.0 cung cấp các giải pháp kết nối, phân tích và phân phối dữ liệu theo thời gian thực nên các công ty sản xuất nắm trong tay mọi thứ giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất của mình. Các nhà máy thậm chí đang chuyển sang sử dụng giải pháp hiển thị KPI trực tiếp tại các phòng sản xuất; điều này thúc đẩy năng suất và góp phần tạo nên một yếu tố thuận lợi của các quá trình cải tiến liên tục.
Do đó, nếu tăng năng suất là một phần trong kế hoạch chiến lược của bạn thì việc phân tích các KPI sản xuất quan trọng là bước đầu tiên để xác định yêu cầu và kế hoạch cho tương lai.
15 KPI quản lý kho cần quan tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động kho hàng
MTBF và MTTR là gì? Vai trò của các chỉ số đo lường trong bảo trì bảo dưỡng sản xuất
6 loại hình bảo trì bảo dưỡng phổ biến trong sản xuất
5 lợi ích đáng giá của bảo trì phòng ngừa cho ngành y tế
05 phương pháp giải quyết bài toán Downtime trong sản xuất
ETO, MTO, ATO, MTS là gì? Làm thế nào để quản trị hiệu quả các chiến lược sản xuất này?
Quản lý sản xuất trong một doanh nghiệp là một nhiệm vụ đầy thách thức với các nhà điều hành. Do đó, việc theo dõi các chỉ số hiệu suất (KPI) nhất định của nhà máy có thể trở thành công cụ hữu ích để đảm bảo quản lý tốt các hoạt động sản xuất [...][Collection]
Comments
Post a Comment