Toàn bộ về hệ thống Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp ERP trong 5 phút

Trong thời đại Công nghiệp 4.0, hệ thống ERP từ lâu đã trở thành một trợ thủ của các doanh nghiệp trong việc quản lý các quy trình kinh doanh và sản xuất, hoạt động như một “bộ não” điều phối và lên kế hoạch. Vậy lý do nào ERP được nhiều tổ chức tin tưởng lựa chọn để quản lý doanh nghiệp của mình, hãy cùng VTI Solutions tìm hiểu qua bài viết sau đây.

ERP là gì?

Hệ thống ERP – Enterprise Resource Planning (hệ thống Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) là phần mềm quản lý doanh nghiệp cho phép một tổ chức sử dụng một hệ thống các ứng dụng tích hợp để quản lý doanh nghiệp. Phần mềm ERP tích hợp tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh & sản xuất, bao gồm lập kế hoạch, phát triển sản phẩm, quy trình sản xuất, tài chính, bán hàng và tiếp thị. Xuất hiện từ những năm 1960s và 1970s dưới cái tên Lập kế hoạch Yêu cầu Vật liệu (MRP), hệ thống được sử dụng để lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất. ERP toàn diện như hiện nay được giới thiệu tại Đức vào năm 1992 với tên R/2, thông qua sự tích hợp toàn diện các chức năng để lập kế hoạch và kiểm soát tất cả các nguồn lực của công ty, chẳng hạn như bán hàng, kế toán tài chính và kế toán, CRM và nguồn nhân lực.  ERP ban đầu chỉ được sử dụng trong các công ty công nghiệp lớn. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, hệ thống ERP đã dễ tiếp cận và bắt đầu xuất hiện ở rất nhiều công ty ở mọi lĩnh vực, không quan trọng đó là doanh nghiệp lớn, nhỏ hay gia đình. Các hệ thống ERP hiện có trên thị trường, chẳng hạn như Microsoft Dynamics 365 Business Central (trước đây là Navision), tích hợp nhiều chức năng và được quản lý trong một cơ sở dữ liệu thống nhất.  Đối với ngành sản xuất nói riêng, hệ thống ERP đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc thu thập dữ liệu đơn giản và tích hợp các quy trình từ tất cả các phòng ban làm cho việc vận hành và tổ chức các quy trình kinh doanh & sản xuất của một công ty trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Các hình thức ERP: On-premise / Cloud / Hybrid

ERP On-Premise – ERP tại chỗ

Phần mềm ERP phổ biến nhất, được triển khai tại chỗ – trong một khu vực riêng được bảo mật và hoạt động trên máy tính và máy chủ của một tổ chức. Sau khi được triển khai, ERP On-Premise thuộc quyền sở hữu của công ty.

Cloud ERP – ERP đám mây

Được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây của nhà cung cấp, thường được phân phối dưới dạng Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS). Sau khi đăng ký, tổ chức có thể trực tiếp sử dụng ở bất kỳ đâu miễn là các thiết bị có Internet. Phần mềm được cập nhật liên tục và có thể được linh hoạt tùy chỉnh bởi nhà cung cấp.

Hybrid ERP – ERP kết hợp

Được triển khai dưới dạng kết hợp các giải pháp hệ thống ERP tại chỗ và ERP đám mây. Các mô hình này có thể cung cấp cho người dùng ERP sự linh hoạt trong việc chuyển đổi giữa các mô hình phân phối hoặc tích hợp các tính năng tùy chỉnh khi triển khai .

Hệ thống ERP hoạt động như thế nào?

ERP hoạt động như một giải pháp phần mềm mô-đun tích hợp hỗ trợ các quy trình kinh doanh của tổ chức với mục tiêu tập trung thông tin / dữ liệu, tối ưu hóa kết nối và tạo điều kiện chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận của doanh nghiệp. Sử dụng ERP, tổ chức có thể thiết lập kết nối đầu-cuối của tất cả các hoạt động kinh doanh & sản xuất, thậm chí với các nhà cung cấp và khách hàng. Hệ thống ERP khác với một ứng dụng đơn lẻ vì nó cho phép các mô-đun doanh nghiệp khác của công ty hoạt động từ một cơ sở dữ liệu tập trung. Bằng cách tập hợp nhiều mô-đun lại với nhau và tạo điều kiện hợp tác giữa các bộ phận khác nhau của công ty, các đơn vị kinh doanh riêng biệt có thể liên tục giao tiếp, tương tác và chia sẻ dữ liệu trong khi xử lý các hoạt động hàng ngày.  Ví dụ, khi phát hiện đơn đặt hàng sẽ tiêu tốn hết các mặt hàng tồn trong kho, các mô-đun quản lý hàng tồn kho của ERP sẽ ghi lại thông tin này và thông báo cho các bộ phận liên quan để có thể bổ sung hàng tồn kho. Nhóm bán hàng cũng sẽ được thông báo để điều chỉnh các đơn đặt hàng, tránh trường hợp không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Lợi ích của việc sử dụng phần mềm ERP là gì?

Tự động hóa và hợp lý hóa các quy trình kinh doanh & sản xuất

Sử dụng phần mềm ERP trước hết chính là tự động hóa các quy trình hoạt động kinh doanh & sản xuất của doanh nghiệp. Với vai trò như là “bộ não” điều phối các quy trình, ERP cung cấp một cái nhìn tổng quan về tất cả hoạt động với khả năng hiển thị đầy đủ các thông tin và dữ liệu của tổ chức. Bất kỳ ai cũng có thể truy cập thông tin từ bất kỳ quy trình hoặc bộ phận nào khác, điều này giúp thúc đẩy sự phối hợp, cộng tác và kết nối giữa các phòng ban của công ty.  Các quy trình hoạt động của tổ chức giờ đây sẽ được hợp lý hóa, qua đó thúc đẩy năng suất và tính hiệu quả của nhân viên.

Hỗ trợ đưa ra các quyết định chiến lược

Với khả năng cung cấp thông tin chi tiết và khả năng hiển thị toàn diện về mọi bộ phận và quy trình kinh doanh, phần mềm ERP giúp công ty đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt, kịp thời và chính xác.   Ví dụ, xem xét các báo cáo do ERP cung cấp với các dữ liệu như doanh số bán hàng tổng thể, tỷ suất lợi nhuận bán hàng, v.v. giúp các công ty duy trì mục tiêu đã đề ra và đưa ra các quyết định cần thiết nếu cần. Khả năng hiển thị đầy đủ các quy trình kinh doanh & sản xuất cũng giúp ban quản lý tối ưu hóa hoạt động hàng ngày.

Giảm chi phí

Phần mềm ERP có thể giúp các tổ chức giảm chi phí hoạt động tổng thể bằng cách thay thế  các quy trình thủ công, tốn thời gian bằng các quy trình tự động hóa, hợp lý hóa với thông tin kinh doanh theo thời gian thực.  Ngoài ra, bằng cách tăng năng suất của công nhân, ERP giảm thiểu chi phí lao động, nâng cao độ chính xác và tỷ lệ lỗi thấp hơn giúp giảm thiểu tổn thất. Khả năng theo dõi hàng tồn kho một cách chính xác và tích hợp hiệu quả với việc lập kế hoạch sản xuất giúp loại bỏ hàng tồn kho dư thừa và chi phí lưu kho. 
Theo Business Automation Specialists: “Các công ty sản xuất có phương pháp sử dụng hệ thống ERP tốt nhất có thể giảm mức tồn kho xuống 22%.”

Tự động hóa chuỗi cung ứng

Việc tích hợp Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP với các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp cải thiện thông tin liên lạc giữa các nhà sản xuất và nhà cung cấp của họ. Không những thế, khách hàng cũng được nắm được nhiều thông tin hơn về những đơn hàng sắp thực hiện của mình. Lỗi do con người gây ra là một khó khăn lớn trong các vấn đề liên quan đến chất lượng của các sản phẩm được sản xuất. Bằng cách tự động hóa một số quy trình thông qua Hệ thống ERP, doanh nghiệp có thể loại bỏ nhiều lỗi trong một chuỗi cung ứng phức tạp.

Nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Lập kế hoạch sản xuất chính xác, tăng cường kiểm soát hàng tồn kho, lập kế hoạch quy trình hợp lý và điều phối các kênh phân phối cho phép các nhà sản xuất cải thiện việc phân phối sản phẩm đúng hạn – một yếu tố quan trọng để duy trì sự hài lòng của khách hàng. Các giải pháp ERP cho các tổ chức sản xuất cung cấp dữ liệu theo thời gian thực, hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra các quyết định hợp lý và kịp thời, qua đó nâng cao trải nghiệm khách hàng.  Việc chiếm lòng tin của khách hàng qua những đơn đặt hàng đúng thời hạn là một cách khẳng định vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.

Thực trạng áp dụng hệ thống ERP của các doanh nghiệp Việt Nam

Trên thế giới đặc biệt ở các nước phát triển, hệ thống ERP từ lâu đã được nhiều doanh nghiệp triển khai sử dụng bởi tính ứng dụng và hiệu quả của nó. Thị trường phần mềm ERP trên toàn thế giới mỗi năm là hơn 25 tỷ đô la, tăng trưởng 10-20% mỗi năm, trong đó 53% doanh nghiệp tin rằng ERP là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư. “88% các tổ chức coi việc triển khai ERP là một giải pháp đem đến thành công” Tuy vậy ở Việt Nam, thị trường ERP vẫn còn được xem là khá mới mẻ, thậm chí chưa được hiểu và đánh giá đúng tầm. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, hiện chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng giải pháp ERP. Đây là con số quá nhỏ, thậm chí là “tàng hình” khi so sánh với các quốc gia trong khu vực. Lý do được đưa ra là do đa số doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên việc ngại đầu tư do chi phí, cơ sở hạ tầng, chi phí nhà cung cấp,…Tuy vậy, bước vào kỷ nguyên chuyển đối số, việc áp dụng các ứng dụng CNTT dần trở thành xu thế tất yếu, cho nên thị trường ERP tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh. Nhận thấy tầm quan trọng của một giải pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả, một số doanh nghiệp đã áp dụng ERP có thể kể đến như công ty may Tiền Tiến, công ty bánh kẹo BIBICA, nhà máy bia Huế,… Một lý do khác cho việc ngày càng phổ biến ERP đến từ số lượng nhà cung cấp các phần mềm đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tuy vậy, để triển khai một mô hình sản xuất thông minh với ERP rất cần sự lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp và đáng tin cậy, không chỉ cho việc tư vấn áp dụng mà còn là cả quá trình hỗ trợ trong suốt hành trình dài sau này.  Để tối ưu hóa Quản lý doanh nghiệp, để đi từng bước vững chắc trên chặng đường tự động hóa quy trình Quản trị, để bắt kịp với xu thế thị trường đang không ngừng biến đổi, việc áp dụng hệ thống ERP trong Quản lý nhà máy gần như là một điều tất yếu. Doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể trở thành người tiên phong và giành những lợi thế cạnh tranh trên thị trường khi triển khai giải pháp ERP.  

Bộ nhớ flash Innodisk mSATA 3IE4 và ứng dụng của nó?

Bộ nhớ flash Innodisk mSATA mini 3TE7 và ứng dụng của nó?

Tìm hiểu về thị giác máy tính để phân loại chất lượng trong chế biến cá

Các giải pháp tự động hóa Emerson bộ điều khiển tự động RX3i CPE310

Giải pháp tự động hóa Emerson bộ điều khiển tự động VersaMax Micro series

Giải pháp tự động hóa Emerson bộ điều khiển tự động RSTi-EP CPE100

Trong thời đại Công nghiệp 4.0, hệ thống ERP từ lâu đã trở thành một trợ thủ của các doanh nghiệp trong việc quản lý các quy trình kinh doanh và sản xuất, hoạt động như một “bộ não” điều phối và lên kế hoạch. Vậy lý do nào ERP được nhiều tổ chức tin [...][Collection]

Comments

Popular posts from this blog

Dây chuyền sản xuất là gì? Tìm hiểu & Phân loại dây chuyền sản xuất

Cảm biến từ là gì? Cấu tạo, Phân loại và Ứng dụng