Posts

Showing posts from August, 2023

Trí tuệ kinh doanh BI là gì? Liệu nhà sản xuất có thể tích hợp BI vào hệ thống ERP?

Lượng dữ liệu được tạo ra trong suốt quá trình sản xuất ngày nay – từ lúc phát triển sản phẩm cho đến sản xuất và giao tới tay khách hàng – thật đáng kinh ngạc. Tuy vậy, khả năng sử dụng khối lượng dữ liệu đó vẫn còn khá hạn chế, dẫn đến lãng phí rất nhiều dữ liệu thông tin quan trọng.  Đây là lúc trí tuệ kinh doanh (BI – Business Intelligence) phát huy tác dụng, giúp các công ty sản xuất thu thập và phân tích dữ liệu, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các phương án và hành động thích hợp kịp thời. Trí tuệ kinh doanh BI là gì? Business Intelligence (BI) – trí tuệ kinh doanh là một hệ thống/phần mềm thu thập và phân tích đánh giá các dữ liệu sản xuất (dạng thô), biến chúng thành các “trí tuệ” (kiến thức, hiểu biết) có ý nghĩa và có thể hỗ trợ đưa ra các quyết định, hành động thích hợp. Một cách đơn giản, BI thực sự là một cách cải thiện hoạt động của doanh nghiệp bằng cách sử dụng và phân tích dữ liệu tổ chức có trong tay.  Khi ngày càng nhiều dữ liệu có sẵn để các doanh nghiệp ph

8 yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn hệ thống ERP cho doanh nghiệp sản xuất

Trong thời đại 4.0, để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, duy trì mức năng suất và mở rộng hoạt động kinh doanh, nhiều tổ chức đã lựa chọn áp dụng các giải pháp ERP với yêu cầu có một phương pháp lập kế hoạch sản xuất toàn diện và hiệu quả. Tuy vậy, trước khi đạt các mục tiêu đó, bài toán được đặt ra là làm thế nào để lựa chọn các giải pháp ERP phù hợp với nhà máy sản xuất của mình? ERP sản xuất là gì? Vì sao cần giải pháp này? Giống như tên gọi, ERP sản xuất là hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được thiết kế để phục vụ các yêu cầu trong các nhà máy sản xuất, nơi thường có yêu cầu chuyên môn hóa cao như lập kế hoạch và quản lý, mua sắm nguyên vật liệu, quản lý hàng tồn kho…  Nói cách khác, ERP Sản xuất là một phiên bản thiết kế riêng của một hệ thống ERP thông thường, với trọng tâm chính là tinh giản và tự động hóa tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất. Ngoài tất cả các mô-đun ERP tiêu chuẩn, phần mềm ERP ứng dụng sản xuất còn có các mô-đun như hoạt động và quản l

ETO, MTO, ATO, MTS là gì? Làm thế nào để quản trị hiệu quả các chiến lược sản xuất này?

ETO, MTO, ATO, MTS được biết đến là 4 chiến lược sản xuất phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô, mục tiêu sản xuất cũng như các chiến lược chức năng khác (tiếp thị, tài chính, kỹ thuật, logistics,..). Tuy vậy, làm thế nào để quản trị hiệu quả các chiến lược sản xuất này, hãy cũng VTI Solutions tìm hiểu qua bài viết sau đây. ETO, MTO, ATO, MTS – Các chiến lược sản xuất khác nhau Việc lựa chọn các chiến lược sản xuất phụ thuộc nhiều vào quyết định của người quản lý,  lĩnh vực, quy mô, mục tiêu sản xuất cũng như các chiến lược chức năng khác (tiếp thị, tài chính, kỹ thuật, logistics,..). Do đó, lựa chọn giữa MTS, MTO, ETO và ATO phụ thuộc nhiều vào sản phẩm được sản xuất và nhu cầu đối với sản phẩm đó. Các nhà sản xuất nước giải khát cần theo đuổi các chiến lược khác biệt so với các nhà sản xuất xe hơi. Giống như các sản phẩm khác nhau, các phương pháp họ sử dụng cũng khác nhau, và tất nhiên sẽ có những ưu điểm và nhược điểm cố hữu đối với mọi chi

Nâng cao hiệu quả cải tiến quy trình sản xuất với Lean Six Sigma

Cải tiến quy trình liên tục là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của một công ty sản xuất trong thời đại 4.0. Trong bài viết này sẽ giới thiệu phương pháp Lean Six Sigma, sự kết hợp giữa Lean Manufacturing và Six Sigma, để tạo ra một tổ hợp các phương pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và xây dựng lực lượng lao động hiệu quả, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhà sản xuất. Lean Six Sigma là gì? Lean Six Sigma là sự kết hợp hoàn hảo của hai chiến lược mạnh mẽ và cải tiến quy trình kinh doanh hiệu quả, Lean và Six Sigma.  Lean là gì? Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing ) tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị (Non Value-Added) cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của một tổ chức. Một quy trình sản xuất tinh gọn sẽ giúp nhà máy: Cải thiện năng suất: Với cùng một số lượng đầu ra nhưng giảm việc sử dụng các yếu tố sản xuất riêng lẻ hoặc

Đo lường năng suất của nhà máy với 6 loại KPI sản xuất phổ biến

Quản lý sản xuất trong một doanh nghiệp là một nhiệm vụ đầy thách thức với các nhà điều hành. Do đó, việc theo dõi các chỉ số hiệu suất (KPI) nhất định của nhà máy có thể trở thành công cụ hữu ích để đảm bảo quản lý tốt các hoạt động sản xuất và giúp người quản lý đưa ra các quyết định sáng suốt. Hãy cùng VTI Solutions tìm hiểu 6 loại KPI phổ biến trong nhà máy sản xuất. KPI sản xuất là gì? KPI (Key Performance Indicator) – các chỉ số hiệu suất chính là một thước đo được xác định rõ ràng và có thể định lượng được mà ngành sản xuất sử dụng để đánh giá hiệu suất hoạt động theo thời gian. Các công ty sản xuất đặc biệt sử dụng KPI để theo dõi, phân tích và tối ưu hóa hoạt động cũng như so sánh hiệu quả của họ với hiệu quả của các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Dưới đây là 6 loại KPI dành riêng để đo hiệu suất hoạt động của một công ty sản xuất. Năng suất Các KPI năng suất đề cập đến hiệu suất của một chuỗi xử lý trong sản xuất nhằm mục đích đo lường tất cả các thành phần

OEE là gì? 7 cách giúp cải thiện OEE cho doanh nghiệp sản xuất

Trong các công ty sản xuất, OEE đóng vai trò như một tiêu chuẩn và tham chiếu được công nhận chung cho năng suất của một nhà máy công nghiệp. Với OEE, các công ty có thể phân loại một cách khách quan hiện trạng năng suất của mình, phát hiện ra tiềm năng tối ưu hóa một cách có hệ thống, đưa ra các quyết định có cơ sở và đảm bảo cải thiện kinh tế bền vững. OEE là gì? OEE – Overall Equipment Effectiveness (Hiệu quả thiết bị tổng thể) là một thước đo được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và hỗ trợ các hành động để cải thiện năng suất.  Tỷ lệ phần trăm OEE mô tả thời gian sản xuất mà máy móc, dây chuyền hoặc thiết bị thực sự hoạt động hiệu quả. Do đó, một hạng mục thiết bị có điểm OEE là 100% luôn có sẵn mà không có bất kỳ thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch nào; cung cấp sản phẩm nhanh nhất có thể; và sản phẩm luôn có chất lượng tốt. Chỉ số OEE đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu sản xuất tinh gọn. Cách tính toán O

Sản xuất Just-In-Time giúp giải các bài toán hàng tồn kho như thế nào?

Image
Sản xuất Just-In-Time đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong thời đại 4.0, khi công nghệ giúp ngành sản xuất quản lý và điều chỉnh quy trình giám sát hàng tồn kho cũng như các hoạt động khác, qua đó rút ngắn thời gian sản xuất và tối ưu hóa chi phí liên quan. Hãy cùng tìm hiểu về sản xuất Just-In-Time qua bài viết sau đây. Sản xuất Just-In-Time là gì? Sản xuất Just-In-Time (JIT), còn được gọi là chiến lược Just-In-Time, là một hệ thống sản xuất mà trong đó việc sản xuất hàng hóa chỉ diễn ra khi có yêu cầu cụ thể. Mục tiêu cốt lõi của phương pháp JIT là giảm thiểu lãng phí, bao gồm việc tránh sản xuất dư thừa, giảm thời gian chờ đợi và ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn trong việc tồn kho. Để áp dụng loại hình sản xuất này, các doanh nghiệp sản xuất phải có khả năng dự đoán chính xác về nhu cầu của thị trường và quản lý việc đặt hàng hoặc mua hàng. Một cách tổng quan, Just-In-Time có nghĩa là sản xuất chính xác loại sản phẩm cần thiết, với số lượng phù hợp, tại vị trí đúng và

Toàn bộ về hệ thống Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp ERP trong 5 phút

Trong thời đại Công nghiệp 4.0, hệ thống ERP từ lâu đã trở thành một trợ thủ của các doanh nghiệp trong việc quản lý các quy trình kinh doanh và sản xuất, hoạt động như một “bộ não” điều phối và lên kế hoạch. Vậy lý do nào ERP được nhiều tổ chức tin tưởng lựa chọn để quản lý doanh nghiệp của mình, hãy cùng VTI Solutions tìm hiểu qua bài viết sau đây. ERP là gì? Hệ thống ERP – Enterprise Resource Planning (hệ thống Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) là phần mềm quản lý doanh nghiệp cho phép một tổ chức sử dụng một hệ thống các ứng dụng tích hợp để quản lý doanh nghiệp. Phần mềm ERP tích hợp tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh & sản xuất, bao gồm lập kế hoạch, phát triển sản phẩm, quy trình sản xuất, tài chính, bán hàng và tiếp thị. Xuất hiện từ những năm 1960s và 1970s dưới cái tên Lập kế hoạch Yêu cầu Vật liệu (MRP), hệ thống được sử dụng để lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất. ERP toàn diện như hiện nay được giới thiệu tại Đức vào năm 1992 với tên R/2, thông qua sự